Cho con uống nhiều nước
Uống nhiều nước chưa bao giờ là lời khuyên thừa. Việc đáng lo ngại nhất của trẻ khi nằm phòng điều hòa là bị mất nước. Mất nước không những khiến cơ thể suy nhược, dễ bị ốm mà còn khiến con hay gặp táo bón do phân cứng khó tiêu. Mẹ nên bổ sung cho bé thật nhiều nước khi con nằm điều hòa. Cho dù đó là nước lọc, sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây hay canh súp…thì đều có công dụng bù nước cho cơ thể trẻ.
Ngoài ra mẹ còn cần lưu ý thêm một nguyên tắc nhỏ trong chế độ ăn uống của trẻ, đó là nên ăn nhiều rau quả, trái cây hơn một chút.
Không bật điều hòa 24/24h
Bật điều hòa cả ngày sẽ khiến không khí tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Mỗi ngày, ít nhất mẹ phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài, đồng thời kết hợp đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.
Không bật điều hòa liên tục 24/24
Quy tắc 3 phút
Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng “hạ gục” sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị sốt, cảm cúm, ho. Mẹ nên nhớ mỗi khi muốn cho con từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng không khí nóng bên ngoài. Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.
Không để điều hòa thốc thẳng vào khu vực ngủ của bé
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu, bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Những triệu chứng phổ biến của bé là ho, sốt, ngạt mũi… có thể xuất hiện sau khi nằm điều hòa trong thời gian lâu. Giữ vệ sinh sạch sẽ và tạo độ ẩm cho phòng.
Phòng bật điều hòa cần được thường xuyên lau dọn, nếu không, những loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú sẽ trở thanh nguồn gốc phát sinh bệnh cho em bé. Ngoài ra khi sử dụng điều hòa lâu thường sẽ làm khô không khí. Nếu không có điều kiện mua máy phun sương hay máy hơi nước tạo độ ẩm, mẹ có thể đặt một chậu nước trong phòng.
Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng “hạ gục” sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị sốt, cảm cúm, ho. Mẹ nên nhớ mỗi khi muốn cho con từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng không khí nóng bên ngoài. Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu, bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Những triệu chứng phổ biến của bé là ho, sốt, ngạt mũi… có thể xuất hiện sau khi nằm điều hòa trong thời gian lâu. Giữ vệ sinh sạch sẽ và tạo độ ẩm cho phòng.
Phòng bật điều hòa cần được thường xuyên lau dọn, nếu không, những loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú sẽ trở thanh nguồn gốc phát sinh bệnh cho em bé. Ngoài ra khi sử dụng điều hòa lâu thường sẽ làm khô không khí. Nếu không có điều kiện mua máy phun sương hay máy hơi nước tạo độ ẩm, mẹ có thể đặt một chậu nước trong phòng.
Kỹ năng xử lý đúng khi con gặp các bệnh về điều hòa
Viêm họng: Nếu trẻ bị ho nhẹ, viêm họng mới chớm khi nằm điều hòa, mẹ có thể cho bé uống chanh đào mật ong, quất ngâm đường phèn, lê hấp đường hay cam nướng muối tinh… đều có tác dụng chữa bệnh.
Nghẹt mũi: Không khí khô lạnh dẫn đến nghẹt mũi là khó chịu nhất cho trẻ nhỏ. Để giảm nghẹt mũi mẹ cần thường xuyên xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của bé. Một phương pháp nữa, đó là xông hơi mũi cho bé bằng cảm xuyên hương theo hướng dẫn này. Chỉ cần lưu ý nhiệt độ nước không quá 50 độ C và khoảng cách nước – mũi bé không nên quá gần để tránh bỏng.
Ngoài ra, mẹ có thể massage mũi con bằng cách lấy ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng xoa bóp mũi bé từ trên xuống dưới, làm nhiều lần trong ngày cũng có thể giảm các triệu chứng nghẹt mũi.
Cảm lạnh, sốt: Khi con đã bị cảm lạnh hay sốt tức là lúc hệ thống miễn dịch đã cần phải hoạt động hết công suất. Nếu bé bị lặp đi lặp lại, sốt cao hơn 3 ngày kèm theo các biểu hiện ớn lạnh, đau đầu hay co giật thì mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ ngay lập tức.